Cá chết do thiếu oxy và có thêm chất “đạm và lân”

Liên quan đến vụ hàng trăm bè cá chết bất thường trên sông Hậu, chiều 6-2, Sở Tài Nguyên - Môi trường tỉnh An Giang kết luận chính thức về nguyên nhân cá chết.

cá lăng nha chết
Ông Nhàn lặng người bên đống cá Lăng Nha tiền tỉ vừa chết sáng nay 5-2 - Ảnh: BỬU ĐẤU

Trước đó, đầu giờ chiều 6-2, ông Huỳnh Trọng Nam, Chánh Văn phòng UBND huyện Phú Tân cho biết, đến thời điểm này có 2 xã Long Hòa và Phú Lâm có cá chết hàng loạt từ ngày 4-2 đến nay.

Cụ thể, xã Long Hòa có 32 hộ với 90 lồng bè, vèo nuôi cá các loại, ước bị thiệt trên 15 tỷ đồng. Xã Phú Lâm có 12 hộ với 33 lồng bè, vèo nuôi cá bị thiệt hại nặng.

Trong đó thiệt hại 100% là 10 bè ở xã Phú Lâm mới đây. Chủ yếu bà con nuôi các loại cá: He, Mè Vinh, Điêu Hồng, Lăng Nha....

Trong khi đó, báo cáo số 221 của Sở Tài Nguyên - Môi trường công bố chiều nay 6-2 lại kết luận cá chết là do thiếu oxy.

Theo báo cáo này, hiện trường kiểm tra đo đạt ở nơi cá chết hàng loạt thì Oxy hòa tan (DO) rất thấp, thấp hơn tiêu chuẩn cho phép là 1,57 lần. Còn chất đạm (NO2-) cao hơn quy chuẩn cho phép từ 2,6 – 11,2 lần. Còn chất Lân (PO43-) không cho phép tồn tại trong môi trường nuôi thủy sản nhưng lại phát hiện tồn tại từ 0,5 – 1,4mg/l.

Đoạn sông các hộ nuôi cá lồng bè, vèo xảy ra tình trạng cá chết trải dài khoảng 02 km từ cây số 9,5 đến số 11, ở ấp Long Hòa 2, xã Long Hòa.

Do đó, các ngành chức năng tỉnh An Giang kết luận cá chết ở khu vực sông Cái Vừng là do thiếu oxy.

Đặc biệt, NO2- và PO43 - cao là môi trường thuận lợi cho tảo phát triển dẫn đến hiện tượng thiếu oxy trong nước (hiện tượng phú dưỡng nước).

Trong khi đó, những khu vực cá không chết do không có hiện tượng phú dưỡng xảy ra, mặc dù oxy thấp nhưng không có sự xuất hiện của NO2- và PO43-.

“Tuy nhiên để khẳng định chắc chắn nhận định này cần kết hợp thêm kết quả phân tích thủy sinh vật (do tết nên không có đơn vị nào phân tích). Đáng chú ý là nguồn nước trước khi vào khu vực nuôi bè đã có hiện tượng phú dưỡng”, nội dung kết luận cho hay.

Báo Tuổi Trẻ, 06/02/2016
Đăng ngày 06/02/2016
Bửu Đấu
Dịch bệnh

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 18:18 29/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 18:18 29/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 18:18 29/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 18:18 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 18:18 29/04/2024